Social Media

16 Th1 2025

Bài viết

Tin công ty

Thông tin về Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thông tin về Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

Ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 gồm có 07 chương, 36 điều. Đây là đạo luật quan trọng có nhiều ảnh hưởng đến đông đảo người dân đặc biệt là người thường xuyên tiếp xúc với rượu bia.

Tại điều 5 của luật này có 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của rượu, bia. Trong đó đáng chú ý là hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Như vậy, kể từ ngày luật có hiệu lực thì tất cả những người điều khiển ô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ đều không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và sẽ áp dụng xử phạt các trường hợp vi phạm theo Nghị định 100/2019 /NĐ-CP (thi hành luật phòng, chống tác hại của rượu bia) có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Ngoài ra, Luật cũng nghiêm cấm: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe…

Phạm Phi Huỳnh

Bài viết liên quan

Bình luận